Nói về thành quách, đền chùa… của các đời vua chúa xưa.
Trục thần đạo Nam Bắc thường được chọn vì thực tế tự nhiên hay ưu đãi tạo ra hệ địa lý thuận phong thủy, nó được gọi là trục thần đạo.
Trục thần đạo thường được chọn lựa địa hình kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn làm kinh thành cho một quốc gia. Đây là một trong những công việc đại sự quốc gia.
Nói về nhà ở:
Từ xưa, các cụ hay nói “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam” cũng ý chỉ trục thần đạo.. Nó giúp cho ngôi nhà hay con người sinh hoạt trong đó thuận tự nhiên.
Trong khi ngủ, nghỉ ngơi, đặc biệt với trẻ nhỏ cũng nên tuân theo lẽ tự nhiên này (cách nằm: đầu bắc, chân nam).
Đôi chút về cách thức làm nhà xưa:
Thường với khuôn viên đủ rộng, phía trước đào ao (lấy đất làm nhà) làm dần từng hạng mục, về sau thành khuôn viên có dạng như sau.
Cũng theo phong thủy tổng thể, từ xưa người ta đã biết vận dụng, với những điều kiện hiện có.
Mặc dù địa hình không cho phép, không có núi cao phía sau, không có núi thanh long, bạch hổ… người xưa đã hiểu biết và vận dụng thành công, như:
Phía trước nhà có ao nước (hướng thủy) và có hàng cau để thanh lọc khí tốt vào nhà.
Phía sau có đất gò, có trồng hàng cây mít, cho vững chắc, tượng trưng như núi bao bọc phía sau hợp với câu “trước cau sau mít” như chúng ta vẫn thường nghe.
Bên trái là lối vào, rồi đến nhà ngang (tượng của dãy núi thấp của thanh long).
Bên phải có đống rơm to, tượng của núi bạch hổ.
Nhìn lại, yếu tố phong thủy được người xưa áp dụng vào cuộc sống, từ những hạng mục lớn của quốc gia hay với từng ngôi nhà của người nông dân. Sự tài tình, khéo léo, áp dụng yếu tố phong thủy trong cuộc sống đã và đang như một nét văn hóa xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại.
Trục thần đạo thường được các đời vua chúa của các quốc gia áp dụng. Với nhà ở, chúng ta áp dụng thêm bát trạch sao cho hợp với mệnh từng người, tuân theo yếu tố phong thủy (thiên văn, địa lý).