Thiet-ke-khong-gian-giai-tri-trong-nha-hop-phong-thuy

Phòng giải trí là một dạng không gian có tĩnh trong động, có âm trong dương, do tính chất sinh hoạt vừa cần riêng tư tách biệt, vừa cần sinh động rộn ràng. Đó là những đặc trưng thuộc hành Mộc và Thủy, yêu cầu cách bố trí theo kiểu song hành các nhu cầu đối lập với nhau.
 

trang-tri-noi-that-hop-phong-thuy


Về mặt vị trí, góc giải trí - nếu là phòng nghe nhìn tại gia thì nên có khoảng đệm và lùi về phía sau trong tổng thể ngôi nhà, đồng thời cần làm cách âm tốt để giảm thiểu ồn ào sang nhà lân cận. Còn đọc sách, thư giãn nhẹ nhàng thì nên đặt trên các tầng cao, gần phòng ngủ thuộc Mộc, có tiếp xúc với cây cối thiên nhiên nhiều hơn. Nếu kết hợp cả 2 chức năng thành một dạng hometheater thì cũng không nên đặt ngay tại tầng trệt hay trung cung của nhà mà nên thiên về các sinh hoạt nội bộ, tránh ảnh hưởng đến các không gian khác.

Việc bố trí nơi giải trí tại gia có thể theo 2 cách, tùy chọn sao cho phù hợp công năng và đảm bảo cân bằng về không gian và trang thiết bị. Cách thứ nhất là tương hòa, cách thứ hai là tương phản tùy thuộc Ngũ hành tương sinh hay tương khắc trong trang trí tổng thể.
 

trang-tri-noi-that-hop-phong-thuy


Tương hòa là trang trí, sử dụng đồ đạc cho phòng giải trí đồng bộ với toàn nhà về hình dáng, vật liệu, tông màu. Ví dụ khi phong cách nội thất của nhà là cổ điển thì phòng giải trí tại gia cũng tương tự đường nét và vật dụng, nhưng được cộng thêm yếu tố thiết bị nghe nhìn và trang trí sinh động hơn. Cách làm này phù hợp với nội thất đã có sẵn, ít tác dụng vào phần cứng của nhà và linh hoạt hơn khi cần thay đổi công năng.

Tương phản là lấy sự đối lập để nổi bật yếu tố nào là chính, giúp tách bạch về mặt sinh hoạt và nội khí. Ví dụ, mặt bằng nhà vuông vức nhưng góc giải trí có thể là khối bo tròn, vát góc hay bước lên bước xuống vài bậc tạo nên một điểm nhấn khác biệt.

Gia chủ nên lưu ý sử dụng các tông màu sẫm, bề mặt ít phản quang cho bức tường và trần nhà trong phòng giải trí để vừa mang lại sự tương phản tạo nên hiệu quả sân khấu khi xem phim, nghe nhạc, mà không mất tập trung lúc nghe nhìn. Không gian phòng giải trí nhờ vậy cũng trở nên sâu hơn và ít bị phản chiếu ánh sáng lóa mắt hơn. Những gam màu tối đó cũng chính là hành Thủy, hành đặc trưng cho thính giác và các loại sóng lan truyền (như sóng âm, sóng ánh sáng).

trang-tri-noi-that-hop-phong-thuy



Lưu ý tới Ngũ hành bản mệnh

Khi ứng dụng Ngũ hành vào trang trí nội thất, những suy nghĩ theo kiểu "người mạng Hỏa thì toàn bộ ngôi nhà màu đỏ" chắc chắn sẽ gây ra sự mất cân bằng. Cụ thể trong không gian phòng giải trí tại nhà, có một vài nguyên tắc lựa chọn vật dụng hợp với Ngũ hành và gia chủ như sau:

- Gia chủ mệnh Mộc: Thiết kế phòng giải trí theo dạng dài, trang trí mềm mại và nghiêng về yếu tố mộc như cách dùng gỗ nhiều ở vật dụng và thiết bị nghe nhìn. Đồ gỗ cổ điển, gối tựa mềm, gam màu xanh lá cây… sẽ khá phù hợp.

- Gia chủ mệnh Hỏa: Có thể đặt phòng giải trí dưới gian áp mái, có trần hay mái nghiêng bên trên. Vật dụng và thiết bị nghe nhìn hợp hơn với hình chóp nhọn, tam giác, hình thang, ngôi sao… Chủ nhân mệnh Hỏa cũng hay tương thích với các màu đỏ hoặc cam với độ rực rỡ, phản quang, nhiều hơn là màu tối và sậm.

- Gia chủ mệnh Thổ: chọn phòng vuông vức, gam màu vàng, nâu trầm làm chủ đạo, trang trí thêm các bình gốm nhỏ, tượng đất nung, sỏi cuội, phong cách nội thất và các thiết bị vật dụng mang tính mộc mạc thô ráp.

- Gia chủ mệnh Kim: Phòng vuông hoặc chữ nhật (Thổ sinh Kim) hoặc có góc bo góc nhẹ, đóng trần mảng tròn, hình vòm. Gam màu trắng và xám làm chủ đạo, có ánh đồng hoặc bạc.

- Gia chủ mệnh Thủy: Không gian nghe nhìn mang nhiều nét uốn lượn, vật dụng, thiết bị có tỷ lệ nhiều các màu đen, xám và xanh biển. Bạn có thể điểm xuyết một số đồ thủy tinh và nhựa, nội thất giao thoa giữa tính thiên nhiên (Thuỷ- Mộc) và tính nhân tạo (Thổ - Kim).

Cập nhật lần cuối: 7/27/2017 4:07:50 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Mua bán nhà đất nhanh

     mua nhà đất

     

Phong thủy nhà đất

Video

Liên kết hữu ích

phong thuy gia

 

chat fb