Su-tich-ong-Than-Tai-

Sự tích ông Thần Tài

Thông tin chi tiết

Giá: Liên hệ

  • Mã sản phẩm: DNPT
  • Thương hiệu: Phong thủy gia
  • Bảo hành: 5 năm
  • Tình trạng: Còn hàng

Hỗ trợ mua hàng: 0966 111 338

Mua ngay

Thông tin sản phảm

 Sự tích về Thần Tài thì có rất nhiều truyền thuyết, mọi người ai cũng biết. Tuy nhiên hiện nay, trong phong tục thờ Thần Tài và cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng, là theo sự tích sau, để các bạn tham khảo:

 
Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc.
 
Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên.
 
Mọi người cũng lột hết sạch quần áo mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và cùng do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.
Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì mời vào ăn.
 
Thần Tài ăn rất nhiều và rất thích ăn heo vịt quay, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.
Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng chuyển hết qua quán bên này ăn.
 
Được một thời gian người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lang thang không tắm giặt.
Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi.
 
Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn rất đông.
Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để khách đến đông, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.
 
Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua quần áo, mọi người dẫn Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.
Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới. Ngày Thần Tài bay về trời là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.
 
Ngày vía của Thần Tài
 
Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.
Ngày vía của Thần Tài mọi người thương mua : 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
 
Trong tháng thường cúng Thần Tài
 
Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó, nên trở thành thông lệ.
 
Thông thường thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.
 
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.
 
Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h - 7h và chiều tối từ 6h - 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
 
Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
 
Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
 
Thỉnh Thần Tài
 
Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài (kể cả ông Địa cũng vậy).
Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.
 
Sự tích Thần Tài xuất phát từ Trung Quốc. Ai muốn thờ Thần Tài đều phải thực hiện như trên, Thần Tài mới có linh khí, nếu không thì cũng chỉ như bức tượng bình thường.
Khi thỉnh Thần Tài cũng có Thần Tài hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.
 
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ.
 
Thần Tài không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.
 
Đặt bàn thờ Thần Tài
 
Bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.
 
Văn khấn Thần Tài
 
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
 
Nguồn:  Phong Thủy Tổng Hợp

Sản phẩm liên quan

Bạn nào có nhu cầu mua xe ô tô gia đình ít đi vẫn còn mới

Xem ngay

Chương trình "Đồng hành cùng phong thủy gia Group"

Phong thủy Gia Group sẵn sàng hợp tác cùng các bạn khắp nơi trong và ngoài nước ...

Xem ngay

Nhà ở có bao nhiêu phòng là thích hợp? - PTG

Xem ngay

Bố trí Bếp và Ban Thờ cần lưu ý điều gì - cách tụ vượng khí cho ban thờ và bếp

Xem ngay

CÁCH HÓA GIẢI CỬA CHÍNH VÀ CỬA HẬU THÔNG NHAU - PTG

Theo Phong Thủy, cửa chính và cửa hâu đối diện với nhau là một điểm quá xấu của căn nhà. Nó là điều bất lợi, mọi tài khí vừa vào cửa chính đã thoát ra bằng cửa hâu. Vậy cách hóa giải cửa chính và cửa hâu đối diện với nhau như nào là tốt nhất. 
 
Xem ngay
Ca-Phong-Thuy-–-bieu-tuong-cua-su-may-man-giau-sang-phu-quy-voi-hon-20-kieu-dang-dep

Cá Phong Thủy – biểu tượng của sự may mắn, giàu sang, phú quý với hơn 20 kiểu dáng đẹp

Xem ngay
Giuong-ngu-nen-ke-sat-hay-giua-phong

Giường ngủ nên kê sát hay giữa phòng

Xem ngay
Tam-long-lam-vuong-mo-quy-hoat-huyet-mo-Cac-buoc-tien-hanh

Tầm long làm vượng mô quy hoạt huyệt mộ: Các bước tiến hành

 Việc chọn đất để xây mộ, chọn hướng mộ là một điều khá quan trọng theo phong thủy. Mộ phần của người mất có tốt, thì mới tạo phúc cho đời sau. Theo phong thủy thì có thể dựa vào ngày sinh, ngày mất ta có thể tra cứu Trạch quẻ để có thể xác định được 4 hướng tốt và hướng xấu hay như chọn các ngày, giờ tốt để di quan, hạ huyệt để mong người chết lưu phúc lại cho con cháu.

Xem ngay
Tai-khi-dao-gia-sinh-phu-quy

Tài khí đáo gia sinh phú quý

Bộ Tài khí đáo gia là một vật phẩm phong thủy quan trọng, có ý nghĩa may mắn, mang lại nhiều tài lộc, sinh phú quý cho gia chủ. Phong thủy là sự kết hợp hài hòa giữa khí và nước. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu những vận khí xấu và tăng tài lộc, thành công

Xem ngay
Bai-tri-Bat-Tien-hop-phong-thuy-cho-nha-o

Bài trí Bát Tiên hợp phong thủy cho nhà ở

Xem ngay

Mua bán nhà đất nhanh

     mua nhà đất

     

Phong thủy nhà đất

Video

Liên kết hữu ích

phong thuy gia

 

chat fb